Tác giả: Trần Thắng
- Social Listening là gì?
- Khi nào công ty/ doanh nghiệp cần sử dụng Social Listening?
- Những giai đoạn cần thiết để thực hiện Social Listening
- Giới thiệu những công cụ Social Listening phổ biến nhất
- Lời kết
Trên nền tảng Digital, Marketing rất khác so với hình thức truyền thống. Doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu, công cụ khác nhau để ghi nhận phản hồi người dùng cũng như thúc đẩy hoạt động marketing trên nhiều kênh. Một trong những công cụ phổ biến nhất thường được áp dụng là Social Listening. Vậy Social Listening là gì? Hãy cùng với InfoCare.vn tìm hiểu chi tiết về công cụ này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Social Listening là gì?
Khái niệm
Social Listening đôi khi còn được biết đến với tên gọi khác là Social Monitoring. Nó ra đời với chức năng đặc biệt, giúp người sử dụng lắng nghe và ghi nhận mạng xã hội đang nói gì về một thương hiệu nào đó.
Hiểu đơn giản, đó chính là quá trình xem xét những đánh giá, thông tin nói về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Đôi khi, đối tượng được đưa vào xem xét ở đây có thể là một cá nhân nào đó.
>>> Xem thêm: Tại sao Phân tích sắc thái?
Những thông tin có được từ Social Listening là gì?
Hiện tại, Social Listening được sử dụng rất rộng rãi. Với công cụ tuyệt vời này, người dùng có thể tìm thấy thông tin về những nhóm đối tượng sau.
Thông tin cần thiết từ khách hàng
Công cụ này giúp Marketer hiểu được những thách thức, nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng là gì Đặc biệt, nó còn giúp phân tích những yếu tố liên quan tới hành vi tiêu dùng của khách hàng. Như sở thích, nhân khẩu học… Khi sử dụng Social Listening, bạn còn có thể tìm được những nền tảng, hoạt động nào mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin từ ngành hàng
Hiện nay, các công cụ Social Listening đều có chức năng nổi bật là phân tích, đánh giá các nội dung đang là xu hướng trên mạng xã hội, các nền tảng Social Media. Đặc biệt, nó cũng giúp bạn tìm được những thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn nhất ở từng thời điểm là gì.
>>> Xem thêm: Tại sao Phân tích sắc thái?
Thông tin từ đối thủ
Đối với các Marketer, đối thủ của họ là ai có ý nghĩa rất lớn. Việc tìm hiểu được đối thủ, nắm rõ những đặc trưng của họ sẽ giúp Marketer có được những thông tin về sản phẩm, đặc trưng của đối thủ của mình là gì.
Những nội dung chủ yếu mà người dùng nên tìm hiểu về đối thủ thông qua Social Listening là:
- Những nội dung nào của đối thủ có lượt xem cao, nổi bật trong mắt người xem.
- Dịch vụ do đối thủ cung cấp là gì?
- So sánh mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing giữa những ngành hàng cùng lĩnh vực.
Khi nào công ty/doanh nghiệp cần sử dụng Social Listening?
Khi nào công ty của bạn nên sử dụng những công cụ này? Cùng tìm hiểu nhé.
Social Listening mang lại điều gì cho doanh nghiệp?
Với Social Listening, các doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng để phát hiện rủi ro. Đồng thời, dễ dàng thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ thương hiệu trước những đợt khủng hoảng mạng xã hội.
Ngoài ra, công dụng nổi bật khác của công cụ này chính là giúp Marketing cho sản phẩm, dịch vụ hiệu quả. Từ đó, quản lý khách hàng, phản hồi đồng thời thực hiện những chiến dịch quảng bá sản phẩm một cách tốt nhất.
>>> Xem thêm: Tại sao Phân tích sắc thái?
Khi nào công ty/doanh nghiệp cần đến Social Listening?
Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc những trường hợp sau đây, việc sử dụng Social Listening là cần thiết:
- Những công ty B2B: Đang hướng tới khách hàng cần Research về người dùng, xu hướng và hành vi tiêu thụ của họ. Từ đó, áp dụng nó vào những sản phẩm, thương hiệu cũng như đối thủ của nó trong lĩnh vực đó.
- Các Brand B2C: Đây là những brand đang hướng tới người dùng. Social Listening sẽ giúp kiểm soát ngành đối thủ để nắm bắt và hiểu xu hướng đang diễn ra trong ngành kinh tế là gì.
- Những công ty/ doanh nghiệp đang muốn gia tăng lượng tương tác cũng như tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Những giai đoạn cần thiết để thực hiện Social Listening
Social Listening còn được xem là một mô hình kinh doanh biến thể đáng chú ý của ngành nghiên cứu thị trường. Cũng giống như những quy trình nghiên cứu truyền thống, nó cũng cần trải qua những giai đoạn truyền thống sau đây:
- 1: Thu thập dữ liệu.
- 2: Xuất dữ liệu.
- 3: Phân loại dữ liệu.
- 4: Phân tích dữ liệu thu được.
- 5: Trình bày báo cáo về việc nghiên cứu dữ liệu trên thị trường.