Một trong những thắc mắc phổ biến mà bạn nhận được khi thực hiện khảo sát thị trường là “Kích thước mẫu là bao nhiêu?, và đúng như vậy. Kích thước mẫu là một yếu tố quan trọng để chứng minh kết quả của bạn, đồng thời là tiêu chí để đánh giá nghiên cứu của bạn mang tính định lượng (có ý nghĩa thống kê) hay định tính (không có ý nghĩa thống kê).
—
Bạn phân phối khảo sát qua email, mạng xã hội hay sử dụng mẫu nghiên cứu? Mỗi phương pháp khác nhau đều yêu cầu lượng thời gian thực hiện khác nhau. Infocare sẽ cung cấp cho bạn một số cách thức nhằm xác định rõ khoảng thời gian mở khảo sát hiệu quả.
Mục lục
Check-in hàng ngày
Rất khó để xác định rõ thời điểm nào có thể kết thúc hoạt động khảo sát, tuy nhiên hàng ngày bạn có thể kiểm tra 3 tiêu chí để nắm bắt được tiến trình đạt được so với mẫu tỷ lệ (quota sample) của mình. Hãy tạo một bảng đơn giản để theo dõi hàng ngày các chỉ số sau:
- Số đáp viên hoàn thành toàn bộ khảo sát
- Số đáp viên không đủ chất lượng/ không đúng tiêu chí với đối tượng mục tiêu
- Số đáp viên có đủ tiêu chí nhưng không hoàn thành khảo sát.
Sau một tuần theo dõi các chỉ số này, bạn sẽ có thể xác định được liệu những nỗ lực và phương pháp phân phối khảo sát có đang hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng đạt được số mẫu mong muốn không, và dự kiến khi nào sẽ đạt được.
Khi bắt đầu thực hiện một khảo sát thị trường, bạn nên phát hành thử bằng cách gửi survey với quy mô nhỏ trước khi phân phối tới toàn bộ đối tượng mục tiêu. Thông thường số lượng gửi khảo sát là 10% trên toàn bộ danh sách đáp viên mà bạn có nếu sử dụng email. Phát hành thử là cách để bạn có thể đánh giá trước những gì bạn đã kỳ vọng về tỷ lệ phản hồi, tỷ lệ không phù hợp và bỏ dở khảo sát. Điều này giúp bạn phát hiện và thay đổi nếu có bất kỳ sai sót nào liên quan đến quá trình điền khảo sát, độ dài các câu hỏi và việc dò xét các tiêu chuẩn nhằm hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát khi phân phối hoàn toàn đến toàn bộ đáp viên.
Chấp nhận các tỷ lệ phản hồi và thời gian hoàn thành
Bạn làm việc rất chăm chỉ để thiết kế một bảng khảo sát thị trường, bạn rất tâm đắc với sản phẩm của mình và bạn hy vọng những người nhận được cũng sẽ hứng thú với nó. Nhưng đa phần các trường hợp đều không diễn ra như vậy. Hầu hết mọi người sẽ bỏ qua khảo sát của bạn cũng như cách mà những con cá dưới hồ ngó lơ mồi câu vậy. Một phần của việc chấp nhận sự thật này chính là hiểu rằng cần một khung thời gian nhất định để đáp viên trả lời khảo sát của bạn.
Nếu gửi lời mời khảo sát qua email, bạn có thể kỳ vọng gần một nửa hoạt động của đáp viên trong 3 ngày đầu sau kể từ ngày nhận mail. Với mạng xã hội thì phần lớn đáp viên sẽ phản hồi trong vòng 24h đầu tiên ngay khi đăng. Chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được phản hồi khảo sát liên tục sau đó, nhưng chúng cũng sẽ giảm dần cho đến khi chỉ còn một vài phản hồi nhỏ giọt.
Dựa trên Quy luật hiệu suất giảm dần (Law of Diminishing Returns), dù bạn có tiếp tục mở khảo sát trong khoảng thời gian dài hy vọng số lượng phản hồi sẽ tăng trở lại, thì cũng không giúp ích được nhiều. Nếu bạn chưa đạt được con số mong muốn trong 3 hoặc 4 ngày đầu, có thể bạn nên thay đổi chiến thuật, tăng hoa hồng, phần thưởng lên hoặc thực hiện phương thức phân phối khảo sát khác.
Sử dụng tính năng nhắc nhở
Hiện nay khi con người quá bận rộn với công việc và cuộc sống của riêng họ, thì dù có nhận được thông báo mời thực hiện khảo sát và hứng thú với nó, mọi người có thể chưa phản hồi ngay lập tức. Do vậy tính năng nhắc nhở là phương thức tuyệt vời để bạn “thu gom” toàn bộ phản hồi bổ sung sau đó. Công cụ này giúp nhắc nhớ tất cả những người chưa phản hồi khảo sát bằng cách gửi thông báo nhỏ rằng khảo sát sẽ đóng sớm và bây giờ là thời điểm cuối cùng để hoàn thành. Bạn cũng có thể nhấn mạnh phần thưởng sau khi thực hiện khảo sát (nếu bạn có) và nhắc lại rằng bạn chỉ chấp nhận số lượng phản hồi nhất định thôi.
Bạn nên chọn nền tảng thực hiện khảo sát có đồng bộ tính năng nhắc nhở theo lịch, và có thể chỉ gửi thông báo tới những người chưa thực hiện khảo sát.
Cẩn thận ngay từ bước đầu tiên
Về mặt kỹ thuật, đây không phải cách thức liên quan đến việc bạn nên mở khảo sát trong bao lâu. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, trừ khi khảo sát của bạn được kết nối trực tiếp đến một dashboard và được tính toán liên tục ngay khi cập nhật, thì bạn chưa nên phân tích bất kỳ dữ liệu hay kết quả khảo sát nào cho đến khi bạn thu thập được toàn bộ số phản hồi dự định và đã đóng khảo sát.
Việc chờ đợi cho đến khi thu thập đủ toàn bộ dữ liệu rồi mới bắt đầu phân tích tức bạn sẽ không cần lặp lại công việc lần nữa để cập nhật dữ liệu mới, và bạn cũng không gặp trường hợp tính toán ra hai bản báo cáo với hai kết quả khác nhau với cùng một câu hỏi.
Sử dụng dashboards
Khi sử dụng dashboard để tổng hợp và cập nhật toàn bộ dữ liệu khảo sát, bạn sẽ không phải lo lắng bao lâu thì nên đóng khảo sát. Dashboard giúp bạn linh hoạt hơn để tiếp tục mở khảo sát vô thời hạn nếu bạn muốn do có khả năng tự cập nhật với mọi phản hồi mới. Dashboard là bảng báo cáo trực tuyến thể hiện toàn bộ kết quả của bạn theo thời gian thực, điều này giúp bạn không phải theo dõi tính toán liên tục nhưng vẫn có kết quả phân tích trực quan và có thể chia sẻ qua email hay đăng tải lên mạng xã hội nếu muốn.
Mặc dù không có quy tắc cụ thể và nhanh chóng để biết được duy trì cuộc khảo sát của bạn trong bao lâu, nhưng những phương thức kể trên sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố phù hợp để chỉ ra liệu bạn có đạt được kích thước mẫu mục tiêu hay không và vào thời điểm nào.