Khảo sát để hiểu nhu cầu khách hàng

Phân tích nhu cầu khách hàng là quá trình tìm ra những yêu cầu của khách hàng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó có thể được sử dụng trong việc quản lý các sản phẩm và thương hiệu khác nhau, bao gồm việc lên ý tưởng phát triển sản phẩm, phân tích giá trị, phân tích mục tiêu-phương tiện, và phân tích giá trị đối với khách hàng. 

Mục tiêu của phân tích nhu cầu khách hàng là để hiểu được nhu cầu của khách hàng và cách nhìn nhận của họ đối với những sự lựa chọn ở trên thị trường. 

Cách tiếp cận mục tiêu – phương tiện 

Phân tích nhu cầu khách hàng là một phân tích mục tiêu-phương tiện, có nghĩa là khách hàng đưa ra quyết định mua dựa vào các tính năng sản phẩm giúp họ đạt được mục tiêu của họ. Các khách hàng sẽ có nhu cầu khác nhau cho cùng một sản phẩm. Đối với ô tô, có những người mua ô tô bởi vì họ cần di chuyển, còn những người khác lại mua bởi ô tô khẳng định đẳng cấp của họ. Họ đều mua tính năng di chuyển nhưng lại coi trọng giá trị khác nhau (có mặt ở những nơi cần đến so với đẳng cấp). Nghiên cứu này đã được sử dụng bởi rất nhiều các công ty lớn nhất trên thế giới, để đưa ra các sản phẩm, tính năng đột phá, hoặc đưa ra những thông điệp hình ảnh mới để tăng doanh số. 

Phân tích mục đích – phương tiện chỉ ra ba yếu tố trong tương tác giữa khách hàng và sản phẩm. Yếu tố thứ nhất là tính năng sản phẩm. Yếu tố thứ hai là lợi ích thật hoặc được cảm nhận từ những tính năng này. Yếu tố thứ ba là đặc điểm của khách hàng mà sản phẩm sẽ đem lại lợi ích cụ thể ví dụ như lợi ích về tài chính, về xã hội, hoặc về tâm lý. 

Những kết quả nghiên cứu của Infocare sẽ đưa ra được thông tin về nhân khẩu học của những khách hàng hay nhắc đến tên sản phẩm, nhu cầu, hoặc những từ khóa họ cần. Từ đó, doanh nghiệp có thể quyết định xem công tác marketing có hiệu quả hay diễn ra đúng với kế hoạch đặt ra. Kết luận của việc này có thể là duy trì các thông điệp hoặc chiến dịch hiện tại hoặc thay đổi thông điệp và cách thức thực hiện marketing. Tính năng thống kê từ khóa đi kèm với tên ngành hàng, sản phẩm, hoặc thương hiệu cũng có thể được dùng song song với thông tin nhân khẩu học để phân tích sâu những nhu cầu hiện tại hoặc những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng. Những từ khóa đi kèm với thương hiệu sẽ được liệt kê ví dụ như tốt hoặc không bền, hiện đại hoặc chắc chắn, giúp cho thương hiệu xem lại hoạt động marketing của mình có hiệu quả không hoặc hình ảnh của mình có sự khác biệt với đối thủ hay không.