Nhận biết 5 lỗi sai cơ bản trong khảo sát thị trường và cách khắc phục

Bất kỳ ai cũng bắt đầu như một tân binh, nhưng không phải ai cũng phải hành động như vậy. Trước khi bắt đầu dự án nghiên cứu thị trường tiếp theo, hãy cùng Infocare điểm lại 5 lỗi cơ bản nên tránh giúp dự án của mình mang lại kết quả tuyệt vời nhất nhé! 

1. Không thu thập đủ số lượng mẫu khảo sát 

Để có kết luận chính xác nhất từ khảo sát thị trường, bạn cần mẫu khảo sát có ý nghĩa và có thể thống kê được – nghĩa là, bạn cần khảo sát với quy mô một nhóm đủ lớn để kết quả có khả năng đại diện cho quan điểm của toàn bộ đối tượng mục tiêu và không thể bị trùng lặp. 

2. Sự thay đổi phút cuối sẽ phá hỏng toàn bộ suy luận của bạn

Thật sự rất khó để tránh việc thay đổi nghiên cứu của bạn vào phút cuối. Thực tế, việc có thể thích nghi và thay đổi ngay trước ngày triển khai là một lợi thế lớn trong quản lý dự án in-house. Nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên thì những thay đổi đấy sẽ không còn liên quan đến những bước tái thử nghiệm quan trọng và kết quả là, logic của khảo sát bị phá vỡ, đồng thời ảnh hưởng đến dữ liệu thu thập của bạn. 

3. Sai sót trong việc đặt câu hỏi và thang điểm nghiên cứu 

Điều này có vẻ đơn giản, nhưng việc thiết kế bộ câu hỏi và thang điểm đo lường là bước tiên quyết giúp đưa lại dữ liệu ‘tốt’ cho nghiên cứu của bạn. Do vậy, hãy cố gắng đưa ra bộ câu hỏi khảo sát có ý nghĩa như tránh những câu dẫn dắt hay loại chọn câu trả lời đúng. 

Khi đến phép đo và thang đo, mỗi câu hỏi sẽ có loại câu trả lời phù hợp và việc lựa chọn sai phương pháp đo lường có thể làm kết quả của bạn bị mất hiệu lực. Hãy đảm bảo thang điểm phù hợp với kết quả mà bạn mong muốn – ví dụ nếu đo lường chỉ số NPS – Net Promoter Score (Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng), bạn sẽ cần thang điểm từ 0-10, và đảm bảo bạn có thể tránh thiên kiến trong việc đưa các câu hỏi chọn nhiều đáp án bằng cách thay đổi thứ tự câu trả lời một cách ngẫu nhiên. 

4. Tạo bảng khảo sát quá dài 

Như vậy là bạn đang có một danh sách câu hỏi cho khảo sát của mình – do đó bạn sẽ có cơ hội thu thập thêm được một số insights nào đó, đúng chứ? Nhưng không hẳn vậy, việc thêm quá nhiều câu hỏi ‘nice to have’ hoặc cố gộp quá nhiều dự án vào sẽ tạo ra một khảo sát quá dài. Điều đó mang đến khá nhiều vấn đề, đa số làm giảm tỷ lệ phản hồi do người làm khảo sát trở nên quá mệt mỏi và bỏ dở giữa chừng trước khi hoàn thành. 

Kết quả cuối cùng là dự án của bạn trở nên đắt đỏ do phải tìm kiếm nhiều người hơn nữa để bù vào số lượng bỏ dở khi làm khảo sát. Một nghiên cứu kém xuất hiện khi người làm khảo sát bị mệt mỏi và chán nản, không mang lại được những câu trả lời chất lượng. Bạn có thể thấy họ thường bỏ dở trả lời câu hỏi khảo sát giữa chừng từ phút thứ 15 trở lên. 

5. Khiến kết quả trở nên quá khó để hiểu 

Thành công của bất kỳ dự án nghiên cứu nào có thể đo lường bằng cách mà nó ảnh hưởng đến tổ chức – nhưng đa số kết quả bị từ chối hoặc nghiên cứu bị ngó lơ vì các thành viên khác trong tổ chức không hiểu được chúng. 

Hãy đảm bảo trình bày dữ liệu cho tổ chức theo hướng có thể dẫn tới hành động – chỉ cho các stakeholders chính xác dữ liệu đó đang ‘nói’ gì với họ, và chúng có ích với họ như thế nào. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể đưa ra những ví dụ hay mô hình hóa ảnh hưởng của bất kỳ thay đổi nào mà bạn đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu. Ví dụ, nếu bạn thực hiện nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm và bạn tìm ra được rằng người tiêu dùng trong tập khách hàng mục tiêu của bạn sẽ ưu tiên tính năng X hơn là tính năng Y, hãy thử chỉ ra ảnh hưởng của điều này tới doanh thu như thế nào để thực sự chứng minh giá trị của việc nghiên cứu tới những stakeholders quan trọng.  

Còn rất nhiều yếu tố nữa giúp nghiên cứu tốt hơn, nhưng khi thực hành theo các tips trong năm nguyên tắc trên sẽ giúp bạn tránh được những lỗi tân binh dễ mắc phải đó.