Cách đo lường mức độ nhận diện thương hiệu và sai lầm cần tránh

Bạn có thể đo lường mức độ nhận biết thương hiệu thông qua các cuộc khảo sát để xem liệu mọi người có nhớ đến thương hiệu của bạn hay không. Có hai loại câu hỏi trong cuộc khảo sát này – không có trợ giúp và có trợ giúp.

Câu hỏi trong khảo sát

Không được hỗ trợ

Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu không được trợ giúp bằng các câu hỏi mời người trả lời khảo sát đặt tên cho các thương hiệu khác nhau trong danh mục của bạn.

Ví dụ: Nghĩ về các nhãn hiệu nước giải khát, bạn nghĩ đến cái tên nào đầu tiên?

(Điều này để bạn có thể đánh giá thương hiệu nào được quan tâm nhất)

Tiếp theo là câu hỏi thứ hai: Sau thương hiệu mà bạn đã trả lời ở trên, thì bạn nghĩ đến thương hiệu nào tiếp theo?

Hỗ trợ

Điều này có nghĩa là bạn sẽ cung cấp danh sách các thương hiệu có trong lĩnh vực của bạn và hỏi người dùng xem họ nhận ra những thương hiệu nào. Bạn có thể sử dụng logo thương hiệu để đánh giá khả năng nhớ lại trong trường hợp này.

Có những thách thức khi bạn áp dụng cách tiếp cận truyền thống này:

  • Bạn phải rất cẩn thận về gợi ý mà mình sử dụng – không quá rộng, không quá hẹp. Ví dụ: nếu đo lường mức độ nhận biết cho một thương hiệu nước ngọt, bạn chọn danh mục “nước giải khát có ga” hay “nước ngọt”.
  • Có những sắc thái. Cũng ví dụ trên nhưng sâu hơn, hầu hết mọi người điều biết thương hiệu Cocacola và đọc tên một cách tự nhiên, tuy nhiên có bao nhiêu người biết đến dòng Coca light? Các thương hiệu lớn thường gặp khó khăn trong việc khiến khách hàng của mình nhớ đến các dòng thương hiệu nhỏ.
  • Cuối cùng, nhận thức về thương hiệu không cho biết khả năng thương hiệu xuất hiện trong một số trường hợp nhất định, tức là trong những điều mà mọi người hàng ngày dễ dàng nhận thấy. Đây là lý do tại sao việc đo lường mức độ quan tâm của thương hiệu dù chỉ là một chỉ số phụ nhưng lại quan trọng.

Bạn có thể thử các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như biến một lĩnh vực thành nhu cầu và từ đó các phương pháp đo của bạn sẽ được liên kết chặt chẽ hơn với hành động cụ thể.

Ví dụ: Nếu bạn muốn mua sắm quần áo, bạn sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu nào?

Những sai lầm cần tránh khi thực hiện đo lường mức độ nhận biết thương hiệu

Hãy nhớ tránh việc đo lường nhận thức ở cấp độ không hữu ích cho bạn và đảm bảo rằng bạn đang đo lường nhận thức về thương hiệu của mình trong bối cảnh phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh của bạn.

Ví dụ: có sự khác biệt giữa “dịch vụ nghỉ dưỡng” và “khách sạn”. Đảm bảo rằng bạn đang đo lường nhận thức dựa trên những gì bạn cung cấp hoặc muốn đánh giá một cách chính xác nhất.

Cũng là ví dụ này xa hơn, bạn có thể là một khách sạn hiện được biết đến với việc cung cấp nơi nghỉ ngơi cho khách du lịch đến địa phương của mình, nhưng kế hoạch của bạn là trở thành một công ty cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng đầy đủ hơn (cung cấp tour du lịch, bán vé máy bay). Vì vậy, bạn nên tập trung vào lĩnh vực dịch vụ du lịch rộng hơn chứ không phải lĩnh vực khách sạn nhỏ hơn. Bạn có thể nhận ra rằng mình cần thêm rất nhiều điều để trở thành công ty dịch vụ du lịch nhưng ít nhất bạn sẽ biết được mình đang thiếu điều gì.

Bạn đang sở hữu một thương hiệu lớn, vừa hay nhỏ? Điều này sẽ xác định chỉ số nhận biết nào phù hợp nhất với bạn. Các thương hiệu lớn thường được hiển thị với mức độ nhận biết được hỗ trợ cao (và ổn định), vì vậy họ có xu hướng tập trung vào nhận biết không được hỗ trợ. Các thương hiệu nhỏ hơn có thể làm rất tốt trong lĩnh vực của mình và muốn tập trung vào việc xây dựng nhận biết biết thương hiệu về điều đó, vì vậy họ tập trung vào hỗ trợ nhận biết.

Đo lường nhận biết về thương hiệu thông qua lưu lượng truy cập web và mức độ phổ biến trên mạng xã hội 

Bạn cũng có thể biết được nhận thức về thương hiệu bằng cách phân tích lưu lượng truy cập web. Nếu bạn đưa được những người dùng mới đến trang web của mình (điều này có thể được kiểm tra trong Google Analytics) thì bạn có thể tự tin rằng bạn đang tiếp cận được với nhiều người và thương hiệu bạn đủ vang dội để khách hàng vào trang web xem các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Và quan trọng nhất là, mức độ phổ biến của thương hiệu trên mạng xã hội như thế nào. Hiện tại, bất cứ ai cũng tham gia mạng xã hội. Việc bạn được nhắc đến trên mạng xã hội nhiều thể hiện các hoạt động truyền thông của bạn hiểu quả. Ngoài ra, biết được nội dung những gì người tiêu dùng đang nói về thương hiệu của bạn cũng rất quan trọng trong việc xây dựng thông điệp và quyết định cách thức truyền tải thông điệp đó đến khách hàng tiềm năng.