Phương thức tìm hiểu về nhận biết của khách hàng với thương hiệu

Cảm nhận về thương hiệu cho thương hiệu biết người tiêu dùng đang suy nghĩ gì về sản phẩm hoặc thương hiệu và thương hiệu đó có giải quyết một nhu cầu cụ thể gì. Khi làm phân tích về khách hàng, việc xác định cảm nhận của khách hàng với thương hiệu rất quan trọng.

Tìm ra hình ảnh xuất hiện đầu tiên trong đầu (TOP-OF-MIND)

Khi nói đến một thương hiệu hoặc sản phẩm, từ ngữ đầu tiên xuất hiện trong đầu của khách hàng có rất nhiều ý nghĩa (Ví dụ, khi được hỏi anh chị nghĩ đến từ nào đầu tiên khi nghe chữ “TV SONY”, nhiều khách sẽ trả lời là “nét” hoặc “bền). Thông tin về từ ngữ là tích cực hay tiêu cực cùng lý do tại sao khách hàng lại nhắc đến từ ngữ đó là thông tin cần quan tâm. Sử dụng chức năng top từ khóa đi kèm với thương hiệu của phần mềm Infocare cũng là một hình thức thay thế cho phân tích top of mind. 

Phân tích nhóm thương hiệu.

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa các thương hiệu ở cùng một ngành hàng và lý do tại sao lại có sự khác biệt trong nhận biết này là phân tích nhóm thương hiệu. Từ đó doanh nghiệp có thể xem lại định vị thương hiệu và tìm ra sự khác biệt cần có trong thông điệp và phương thức quảng cáo. 

Phân tích bối cảnh của thương hiệu 

Những địa điểm, thời gian, con người mà sản phẩm hoặc thương hiệu hay được sử dụng hoặc cảm xúc của người dùng (hào hứng, thư giãn, mạnh mẽ). Việc chọn bối cảnh phù hợp và quảng cáo ở những nơi phù hợp giúp đẩy mạnh định vị thương hiệu. 

Phân tích so sánh giữa các thương hiệu

So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa các thương hiệu thậm chí ở những ngành hàng khác nhau giúp doanh nghiệp hiểu kỹ hơn về hiệu quả việc định vị thương hiệu của mình. Nó cũng cho thấy sự khác biệt giữa thương hiệu và những đối thủ cạnh tranh.

Thời điểm sử dụng 

Cùng một sản phẩm, có thể có những thời điểm sử dụng khác nhau. Ví dụ trẻ em dùng kem đánh răng cho trẻ em nhưng khi trẻ bắt đầu vào tuổi vị thành niên, các loại thuốc đánh răng khác như làm trắng rằng thường được quan tâm hơn.

Xu hướng sử dụng

Xu hướng sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ từ quá khứ đến tương lai có thể thay đổi. Tìm ra tác nhân thay đổi xu hướng sử dụng giúp doanh nghiệp thay đổi sản phẩm của mình cho phù hợp. “Ví dụ bạn đang sử dụng mạng xã hội F nhiều hơn hay ít hơn trong quá khứ? Tại sao?”

Các sản phẩm hoặc thương hiệu thay thế 

Các sản phẩm thay thế có những tính năng và điểm mạnh được cho là có thể thay thế được. Ví dụ, chip của AMD thay cho chip của Intel. Các câu hỏi sẽ được đặt ra ví dụ như “bạn có muốn sử dụng thương hiệu X thay vì thương hiệu bạn đang sử dụng hiện tại? Tại sao?” 

Tổng kết

Cách khách hàng nhìn vào thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp rất quan trọng trong việc đánh giá và thay đổi định vị thương hiệu. Việc này cần được làm thường xuyên và càng nhiều càng tốt. Infocare có những chức năng để so sánh cách thương hiệu định vị so với đối thủ nhờ việc thống kê các nguồn tin và so sánh các từ khóa thương đi kèm thương hiệu.